Nhiệm vụ cụ thể Cục_Chính_trị_(Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam)

  • Cục Chính trị ở cấp Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Học viện Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và đơn vị tương đương hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. Căn cứ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị; nghị quyết của đảng ủy cấp mình và sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy, mệnh lệnh của người chỉ huy cùng cấp, cục chính trị đề xuất để đảng ủy quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; trực tiếp tổ chức thực hiện những nội dung thuộc cấp mình và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thực hiện[4]
  • Cục Chính trị thuộc Quân khu, Cục Chính trị thuộc Bộ đội Biên phòng còn có trách nhiệm phối hợp với các cấp ủy địa phương để chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên và trong bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương; phối hợp với các ban của cấp ủy địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các mặt công tác trên. Cục chính trị các quân chủng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tổng cục Tình báo và binh chủng còn có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục Chính trị về công tác đảng, công tác chính trị thuộc chuyên ngành quân, binh chủng mình và phối hợp với cơ quan chính trị các đơn vị trực thuộc Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ở các đơn vị thuộc chuyên ngành mình trong toàn quân theo sự ủy nhiệm của Tổng cục Chính trị[4]
  • Cục Chính trị-Tổ chức thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ còn có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục Chính trị các mặt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị liên quan đến lực lượng cơ yếu; phối hợp với cơ quan chính trị các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan chức năng của các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các mặt hoạt động đó theo sự ủy nhiệm của Tổng cục Chính trị.[4]

Liên quan

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng Cục Cảnh sát hình sự (Việt Nam) Cục Cán bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam Cục Cảnh sát giao thông (Việt Nam) Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Cục Chính trị, Quân chủng Hải quân Việt Nam Cục Chính trị (Quân đội nhân dân Việt Nam) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Cục Công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an (Việt Nam)